image banner
image advertisement
anh tin baiimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementanh tin bai
anh tin baiimage advertisementimage advertisementimage advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Huyện Xuân Trường tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2022, sản xuất vụ Mùa năm 2022; triển khai công tác PCTT&TKCN năm 2023, nhiệm vụ sản xuất vụ Mùa năm 2023
Lượt xem: 156

           Sáng ngày 25/4/2023, UBND huyện tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2022, sản xuất vụ Mùa năm 2022; triển khai công tác PCTT&TKCN năm 2023, nhiệm vụ sản xuất vụ Mùa năm 2023. Đồng chí Bùi Văn Hảo - TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị; Đồng chí Trịnh Văn Hoàng - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đồng chí Đinh Ngọc Văn, Chánh thanh tra tỉnh, phụ trách công tác PCTT&TKCN huyện; đồng chí Phạm Minh Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Vũ Tuấn Dương - Phó chủ tịch Thường trực UBND; các đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; Lãnh đạo Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Điện lực, Đội quản lý thị trường số 4, Lãnh đạo công ty TNHH 1TV Khai thác công trình thủy lợi Xuân Thủy, Hạt quản lý đê Xuân Trường. Tại điểm cầu các xã thị trấn có Thường trực Đảng ủy, lãnh đạo HĐND-UBND, Chủ tịch HĐQT các HTX SXKD dịch vụ nông nghiệp, Bí thư, xóm trưởng, tổ trưởng TDP các xã thị trấn.

         Sản xuất vụ Mùa năm 2022 triển khai trong điều kiện có nhiều khó khăn do lúa Xuân thu hoạch muộn hơn 10 ngày so với hàng năm; trong thời kỳ cấy, gieo sạ lúa mùa có mưa lớn nhiều ngày làm một số diện tích lúa mới gieo sạ bị ngập úng; mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 (từ ngày 27-30/9/2022) đã làm ảnh hưởng đến quá trình trỗ bông phơi màu của một số diện tích lúa gieo cấy muộn. Song được sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành và sự cố gắng nỗ lực của các hộ nông dân, các HTXKDDV trong huyện nên sản xuất nông nghiệp đã đạt được các kết quả quan trọng. Năng suất lúa vụ Mùa 2022 đạt 52,72 tạ/ha, tăng 0,87 tạ/ha so với vụ Mùa 2021. Sản lượng thóc đạt 28.685 tấn, tăng 466 tấn so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất theo cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết tiếp tục được duy trì tại nhiều địa phương trong huyện. Cây rau màu hè thu và cây vụ đông, Diện tích gieo trồng vụ Đông 431,77 ha, tăng 199,87 ha so với cùng kỳ năm 2021. Diện tích gieo trồng 220,58, hầu hết là cây vụ đông trên gò vườn và đất bãi.

         Công tác chăn nuôi thú y được quan tâm thực hiện. Toàn huyện có 48 cơ sở chăn nuôi trang trại. Trong đó có 02 cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 10 cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 36 cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ. Theo kết quả thống kê 6 tháng cuối năm năm 2022, trên địa bàn huyện có tổng đàn lợn: 58.196 con, đàn gia cầm: 728.200 con, đàn trâu, bò: 1.727 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng cuối năm năm 2022 đạt 8.324 tấn, trong đó sản lượng thịt lợn hơi là 6.975 tấn. Bên cạnh đó nuôi trồng thủy sản được quan tâm phát triển. Toàn huyện có 640 ha ao, đầm và 60 lồng, bè NTTS. Trong đó diện tích thả cá thâm canh là 225 ha (chiếm 35,2% tổng diện tích ao đầm), tập trung ở các vùng chuyển đổi với đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống. Riêng tại vùng chuyển đổi Xuân Vinh – Xuân Hòa, một số hộ NTTS tổ chức nuôi chuyên canh một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, cá lăng, cá trắm đen với diện tích nuôi là 40 ha. Tổng sản lượng thuỷ sản 6 tháng cuối năm năm 2022 trên địa bàn huyện đạt 2.159,3 tấn. dịch bệnh trên đàn vật nuôi được giám sát chặt chẽ nên các loại dịch bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi không xảy ra.

    Sản xuất theo cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết tiếp tục được duy trì tại nhiều địa phương trong huyện. Các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển sản phẩm Ocoop được quan tâm thực hiện. Năm 2022, toàn huyện có thêm 17 sản phẩm mới được công nhận là sản phẩm OCOP nâng tổng số sản phẩm OCOP của toàn huyện lên 29 sản phẩm, trong đó có 08 sản phẩm trong 05 mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP ở 05 xã Xuân Hòa, Xuân Tiến, Xuân Thành, Xuân Bắc, Xuân Trung gồm: Mô hình liên kết sản xuất sản phẩm Cá Trắm cỏ tươi cắt khúc, Cá Trắm đen tươi cắt khúc, Cá Lăng tươi cắt khúc tại xã Xuân Hòa; mô hình liên kết sản xuất sản phẩm Mì gạo Bảo Nguyên, Bánh đa nem Bảo Nguyên tại Xuân Tiến; mô hình liên kết sản xuất sản phẩm Gạo Hom tại xã Xuân Thành, mô hình liên kết sản xuất Sâu dâu bà Háu tại xã Xuân Bắc, mô hình liên kết sản xuất kẹo lạc Lụa Vượng tại xã Xuân Trung.  

 Trong thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN năm 2022, ngay từ đầu mùa mưa bão, UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai. Chủ động xây dựng phương án ứng phó, khắc phục hậu quả đối với các tình huống thiên tai, đảm bảo sát với thực tế. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN và xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật tư phương tiện phục vụ công tác PCTT theo phương châm “4 tại chỗ” được tăng cường. Duy trì tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý sự cố các công trình ngay từ giờ đầu. Hàng năm, UBND huyện đã giao các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với các địa phương rà soát, lập dự toán kinh phí để cải tạo, sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất và công tác PCTT trên địa bàn huyện. Năm 2022, UBND huyện đã cải tạo, tu bổ được một số hạng mục sau: Khắc phục sự cố sạt lở phía hạ lưu cống Hạ Miêu 2 thuộc hệ thống thủy nông Xuân Thủy, kinh phí đầu tư 7,0 tỷ đồng; Xử lý sự cố sạt lở bờ tả kênh Tài (xã Xuân Tân) (chiều dài 80 m) với hình thức thi công kè tre nứa chống sạt, kinh phí đầu tư 180 triệu đồng; Xử lý sạt lở bờ hữu mái kênh Liêu Đông (xã Xuân Tân) (chiều dài 75m), kinh phí đầu tư 170 triệu đồng.

         Đồng thời, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn 08 HTX sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi vùng bãi năm 2022 để cải tạo, sửa chữa hệ thống thủy lợi đảm bảo an toàn cho sản xuất ngoài vùng bãi, cụ thể: Cải tạo, nạo vét kênh phục vụ sản xuất (Xuân Hòa, Hành Thiện, Nam Tiến), xử lý chống tràn cống, sạt lở đường (Xuân Tân), sửa chữa âu cống (Xuân Thành)… với tổng kinh phí là 433 triệu đồng.

Sau khi nghe đại diện các ngành, các địa phương phát biểu tham luận, đồng chí Trịnh Văn Hoàng - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra và đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp vụ mùa 2023, các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng về tình hình thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay; kiến thức phòng tránh, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai. Phải xác định công tác phòng, chống, ứng phó giảm nhẹ thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, không được chủ quan, coi nhẹ. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch, phương án PCTT&TKCN ứng với các kịch bản thiên tai xảy ra phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc xây dựng và triển khai phương án bảo vệ trọng điểm cống Kẹo, phương án hộ đê toàn tuyến, phương án di dân ứng với các tình huống thiên tai xảy ra; chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Thực hiện nghiêm các qui định về công tác PCTT&TKCN, chế độ trực ban trong mùa bão, lũ - nhất là công tác tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; duy trì, thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo trong suốt mùa mưa bão. Kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh ở bãi sông; kiên quyết đình chỉ, giải tỏa và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi.

         Về thực hiện các nhiệm vụ sản xuất vụ mùa 2023: Quán triệt phương châm “lấy việc điều tiết nước để điều hành thời vụ gieo cấy”. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt các khâu sản xuất theo đúng lịch thời vụ và lịch điều tiết nước. Thường xuyên thông báo để nông dân biết lịch tưới, tiêu nước, đồng thời, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, thu dọn vệ sinh đồng ruộng, khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa mùa kịp thời vụ. Cụ thể:  Lấy nước làm đất vụ Mùa từ ngày 16/6/2023 (7 con nước). Trong thời gian lấy nước, tổ chức tưới và tiêu xen kẽ để làm đất và thau rửa ruộng. Từ ngày 05/7/2023 (12 con nước) tiêu nước cho cấy lúa Mùa. Công ty TNHH MTV KTCTTL Xuân Thủy phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án, chuẩn bị các điều kiện vận hành hệ thống để khắc phục tình trạng bất thuận của thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt, hạn chế đến mức thấp nhất ngập úng xảy ra; triển khai công tác giải tỏa, vệ sinh môi trường kênh sông, khơi thông dòng chảy, xây dựng và triển khai kế hoạch làm thủy lợi nội đồng, tiếp tục chỉnh trang đồng ruộng, cứng hóa đường giao thông nội đồng theo tiêu chí xây dựng NTM.  Chủ động xây dựng kế hoạch làm đất, phân vùng và tổ chức điều hành hoạt động của các phương tiện cơ giới làm đất vụ mùa. Huy động mọi lực lượng, phương tiện xuống đồng làm đất ngay sau khi thu hoạch lúa xuân. Do thời gian thu xuân - làm mùa ngắn nên cần thực hiện cày bừa kỹ, thường xuyên giữ nước trên ruộng, bón bổ sung 15-20 kg vôi bột/sào để đẩy nhanh quá trình phân hủy xác thực vật, đồng thời làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng để hạn chế mầm bệnh gây hại cho lúa mùa. Toàn huyện phấn đấu hoàn thành khâu làm đất trước ngày 08/7/2023, cơ bản hoàn thành cấy lúa mùa trước ngày 18/7/2023.

         Về phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và các đối tượng NTTS: Nắm chắc tổng đàn vật nuôi, nhất là thời điểm trước tiêm phòng chính vụ vụ Mùa 2023 để xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm phòng sát, đúng với tình hình thực tế, đảm bảo 100% vật nuôi trong diện tiêm phòng được tiêm vắc xin phòng các loại bệnh bắt buộc theo quy định. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi và các đối tượng NTTS./.

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Tiến - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Tiến - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuantien.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang